• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Skip to primary sidebar

Kể Chuyện

  • Về người viết
    • Về Kể Chuyện
  • Chuyện
    • Chuyện đời
    • Chuyện người
    • Chuyện tôi
  • Không phải Chuyện
    • Phân tích
    • Tản văn
    • Tiếng Anh
      • Học thuật
      • Chung chung
  • Định cư và cuộc sống Canada
  • Nuôi dạy con
  • Liên hệ
You are here: Home / Chuyện / Chuyện đời / Phân biệt đối xử

Phân biệt đối xử

19/02/2020 by Chuyện Leave a Comment


Cuối cùng sau gần 6 năm ở Canada, mình cũng có trải nghiệm lần đầu tiên với việc phân biệt đối xử (discrimination). Rất buồn, hay buồn cười, là người phân biệt mình lại là một người Việt khác.

Lần đó mình đi dịch cho một cô khá lớn tuổi, muốn xin trợ cấp do tai nạn lao động. Cô thuộc kiểu người thích nói tiếng Anh, tự nhận là đi lâu quá rồi quên tiếng Việt, nhưng khi nói tiếng Anh thì đối phương lại không hiểu, vì tuy trôi chảy nhưng phát âm không chuẩn. Người ta yêu cầu cô miêu tả tai nạn diễn ra thế nào. Cô cứ thao thao bất tuyệt tiếng Anh, ông kia ngắt lời, yêu cầu bà nói thông qua phiên dịch. Cô chuyển sang tiếng Việt, nhưng có nhiều từ đá tiếng Anh. Đang nói thì có một từ về một vị trí trong nhà máy cô nói bằng tiếng Anh mình không biết, có thể là từ chuyên ngành trong công việc đó, có thể do cô phát âm kiểu tiếng bồi. Mình hỏi lại. Sau đó cô hỏi mình bao nhiêu tuổi, có sinh ra ở đây không. Biết là mình không sinh ra ở đây, cô bắt đầu tuôn một tràng rằng, người sinh ra ở đây họ sẽ hiểu ngay, họ sẽ dịch tốt, con nói như vậy là biết con không đủ trình độ rồi, ba la bô lô. Sau đó cô nói không muốn mình dịch nữa, mình dịch lại cho bên kia như vậy, rồi ngồi im.

Vài tuần sau đó, mình lại được yêu cầu đi dịch, lại gặp trúng cô này. Vừa đẩy cửa bước vào, cô đã hỏi “ai bảo con đến đây?”, với vẻ vừa sửng sốt vừa khó chịu. Sau đó cô vọc vạch tra hỏi mình đủ thứ. Lúc đầu, cô “buộc tội” rằng mình không có giấy phép, và lần trước mình không hiểu chút nào những gì cô nói (trong khi thật ra cô chỉ khẳng định như vậy sau khi mình trả lời là mình không sinh ra ở đây, và chỉ có đúng một từ mình không hiểu). Tất nhiên mình trả lời nhã nhặn rằng con có giấy phép thì người ta mới gọi đến đây để dịch cho cô. Rồi cô trở nên khá khó hiểu, ngăn cấm mình không được ghi chú (đấy là việc cần làm trong khi dịch), rồi khi mình giở điện thoại ra xem giờ thì cho rằng mình lén lút ghi âm. Chưa hết, cô lại tiếp tục tra hỏi, con đi làm việc này được bao lâu rồi, con có quốc tịch chưa. Đến đây mình hết chịu nổi, từ chối trả lời thêm vì những thông tin đó là chuyện cá nhân, mình không có nhiệm vụ phải trả lời.

Dân Canada cũng có nhiều người kì thị, nhưng kì thị ra mặt như vậy, đúng là lần đầu tiên mới thấy.




Related Posts:

  • Ai kì thị ai?
  • Tại sao không nên luyện ngủ cho con - Phần 2: Nguồn…
  • Sang đấy rồi thì làm gì? Webinar chia sẻ về định cư…
  • Tôi nên nộp đơn chương trình định cư Canada nào?
  • Bớt yêu
  • Canada sẽ tiếp nhận hơn 1 TRIỆU người nhập cư trong…

Filed Under: Chuyện đời Tagged With: canada, chuyện đời, dịch thuật, nghề dịch, phân biệt đối xử, phân tích xã hội

Reader Interactions

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Primary Sidebar

Nhận bài mới qua email

Vui lòng xác nhận lại email vừa mới đăng ký bằng cách nhấn vào đường link trong email gửi kèm.

Bài mới

  • Cô giáo của Cơm Cơm
  • Sự cô đơn theo kiểu gia đình
  • Tại sao trẻ em gái ngày càng dậy thì sớm?
  • Một ngày đặc biệt
  • “Con không ăn hành đâu!” Lý giải việc kén ăn và những giải pháp để giúp con ăn uống vui vẻ (Phần 1)
  • Nhật ký ở nhà tránh dịch của Cơm Cơm
  • Review sách – Để con bạn giỏi như Einstein

Đọc nhiều

Kết nối với Kể Chuyện trên mạng xã hội

Kể chuyện


Follow @ke_chuyen

© 2013 - 2019 Kể Chuyện | Powered by WordPress & Genesis | Log in

Facebook | Twitter | Feed RSS
//<![CDATA[ var sc_project=8888298; var sc_invisible=1; var sc_security="f2d42e23"; var scJsHost = (("https:" == document.location.protocol) ? "https://secure." : "http://www."); document.write(""); //]]>
blogger counter