• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Skip to primary sidebar

Kể Chuyện

  • Về người viết
    • Về Kể Chuyện
  • Chuyện
    • Chuyện đời
    • Chuyện người
    • Chuyện tôi
  • Không phải Chuyện
    • Phân tích
    • Tản văn
    • Tiếng Anh
      • Học thuật
      • Chung chung
  • Định cư và cuộc sống Canada
  • Nuôi dạy con
  • Liên hệ
You are here: Home / Không phải Chuyện / Phân tích / Phong trào xã hội – người Mỹ phản đối chiến tranh ở Việt Nam (Phần 1)

Phong trào xã hội – người Mỹ phản đối chiến tranh ở Việt Nam (Phần 1)

03/02/2020 by Chuyện Leave a Comment


Cách đây đúng 45 năm, lịch sử nước Mỹ ghi nhận một kỉ lục mới. Chỉ trong ngày 1/5/1971, hơn 7000 người bị bắt. Trong ba ngày tiếp theo, hơn 6000 người nữa bị bắt. Cảnh sát phải huy động xe buýt thành phố để trung chuyển những người tham gia phong trào phản chiến. Nhà tù của Washington DC không đủ chứa hết số tù này, cảnh sát phải nhốt người vào sân bóng có hàng rào.

Ngày 3/5/1971, khoảng 25,000 người dùng xe, đồ vật và cơ thể mình để chặn 21 điểm cầu và nút giao thông chính tại Washington, nhằm ngăn cản các viên chức nhà nước đến công sở. Phương châm của họ là, “nếu chính phủ không cho dừng cuộc chiến, thì chúng tôi sẽ ngăn chặn chính phủ làm việc”. Họ tuyệt đối không dùng phương pháp bạo lực nào, chỉ nhắm đến bất tuân dân sự (civil disobedience).

Dĩ nhiên thời đó chưa có Facebook, điện thoại di động hay các phương tiện liên lạc dễ như bây giờ. Những người phản kháng được phát một tài liệu hướng dẫn, ghi rõ những điểm họ cần cản trở giao thông nên phía chính quyền biết trước hết cần tập trung quân ở đâu để bắt người. Hơn 10,000 cảnh sát và quân lính nhanh chóng tỏa ra, kèm thêm 4000 lính dự phòng được lệnh phải “kiên quyết xử lý những phần tử phản động”. Cảnh sát xịt rất nhiều hơi cay vào đám đông, cũng như các loại hơi gây nôn và hơi có chứa hạt tiêu cực nóng, cả trực tiếp lẫn dùng máy bay trực thăng.

Rất nhiều người bị thương trong khi giằng co với cảnh sát. Ở các trường đại học, sinh viên y khoa tình nguyện sơ cứu trực tiếp trên sân trường. Những người dân sống gần khu sân bóng ném thức ăn, chăn và những lá thư động viên qua hàng rào. Chỉ trong vòng một ngày, những cộng đồng này quyên góp được rất nhiều đồ ăn để tiếp tế cho những người bị bắt.

Cuối cùng, nhân viên chính phủ ở Washington vẫn đến được sở làm, dù có bị muộn vài tiếng. Hầu hết những người bị bắt đều được thả ra, có 79 người bị kết tội. Một số người sau đó đâm đơn kiện rồi được đền bù vì đã bị bắt trái phép, trên cơ sở việc bắt giữ vi phạm hiến pháp quy định quyền tự do hội họp. Sự kiện này đã làm rung động bộ máy của Tổng thống Nixon, đóng góp rất lớn vào quyết định dừng tham chiến ở Việt Nam bốn năm sau.

Giám đốc CIA lúc bấy giờ nói “Tất cả mọi người trong bộ máy chính quyền…đều coi đây là một sự kiện có tác động tiêu cực rất lớn. Không có ai nghi ngờ gì về điều đó.”

Đọc thêm:
https://en.wikipedia.org/wiki/1971_May_Day_protests
https://www.rt.com/usa/mayday-usa-protesting-history/
https://libcom.org/library/ending-war-inventing-movement-mayday-1971
https://nvdatabase.swarthmore.edu/content/washington-dc-protests-against-war-vietnam-mayday-1971




Related Posts:

  • Nhân chi sơ...
  • Bớt yêu
  • Thư viện ở Canada
  • Quanh Hồ Gươm
  • Tại sao trẻ em gái ngày càng dậy thì sớm?
  • Cô giáo kì diệu

Filed Under: Phân tích Tagged With: chiến tranh, lịch sử, nước mỹ, phong trào xã hội, xã hội

Reader Interactions

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Primary Sidebar

Nhận bài mới qua email

Vui lòng xác nhận lại email vừa mới đăng ký bằng cách nhấn vào đường link trong email gửi kèm.

Bài mới

  • Cô giáo của Cơm Cơm
  • Sự cô đơn theo kiểu gia đình
  • Tại sao trẻ em gái ngày càng dậy thì sớm?
  • Một ngày đặc biệt
  • “Con không ăn hành đâu!” Lý giải việc kén ăn và những giải pháp để giúp con ăn uống vui vẻ (Phần 1)
  • Nhật ký ở nhà tránh dịch của Cơm Cơm
  • Review sách – Để con bạn giỏi như Einstein

Đọc nhiều

Kết nối với Kể Chuyện trên mạng xã hội

Kể chuyện


Follow @ke_chuyen

© 2013 - 2019 Kể Chuyện | Powered by WordPress & Genesis | Log in

Facebook | Twitter | Feed RSS
//<![CDATA[ var sc_project=8888298; var sc_invisible=1; var sc_security="f2d42e23"; var scJsHost = (("https:" == document.location.protocol) ? "https://secure." : "http://www."); document.write(""); //]]>
blogger counter