• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Skip to primary sidebar

Kể Chuyện

  • Về người viết
    • Về Kể Chuyện
  • Chuyện
    • Chuyện đời
    • Chuyện người
    • Chuyện tôi
  • Không phải Chuyện
    • Phân tích
    • Tản văn
    • Tiếng Anh
      • Học thuật
      • Chung chung
  • Định cư và cuộc sống Canada
  • Nuôi dạy con
  • Liên hệ
You are here: Home / Không phải Chuyện / Phân tích / Quanh Hồ Gươm

Quanh Hồ Gươm

20/02/2020 by Chuyện Leave a Comment


Đi bộ quanh hồ Gươm, mình thấy có hai vấn đề thế này.

1. Các bạn trẻ muốn luyện tập ngoại ngữ bằng cách nói chuyện với người nước ngoài, thay vì đuổi theo bắt chuyện hoặc mon men lại gần khi họ ngồi ghế đá, một cách đơn giản hơn, chỉ cần đeo tấm biển “Ask me” là họ sẽ tự động lại nói chuyện với mình. Mình nhiều lần nhìn thấy ba bốn bạn sinh viên xúm lại quanh một hoặc hai người nước ngoài, phần lớn họ kiên nhẫn vui vẻ trả lời, nhưng cũng có khi họ muốn được để yên. Mặt khác, nhiều người nước ngoài có nhu cầu tìm thông tin, hỏi đường, thì loay hoay tra bản đồ rất khổ sở.

Các thành phố có nhiều khách du lịch trên thế giới thường có một đội ngũ những người cung cấp thông tin ở những điểm nổi tiếng. Họ có thể là tình nguyện viên, có thể nhận lương, nhưng điểm chung là đều giúp đỡ khách du lịch miễn phí. Rất nhiều khi mình chưa cần hỏi, chỉ cần lơ láo nhìn quanh, hoặc giở bản đồ ra xem, là họ đã tự động đến bên cạnh hỏi “bạn có cần giúp gì không?”. Họ chỉ đường đến những điểm du lịch nổi tiếng, quán ăn ngon gần đây, cách đi xe buýt tầu điện ngầm, hay bất cứ thông tin nào khách du lịch cần. Điều thú vị là ở một số nơi mình từng đến, không chỉ người trẻ, mà cả người già cũng tình nguyện làm việc này. Thật sự nhiều khi mình không nhớ được những địa điểm hay ho, nhưng lại nhớ ông già chỉ đường ở sân bay Vancouver, vừa nói vừa cười khà khà, hay anh chàng cao to đẹp trai đứng che ô trong trời mưa ở Washington DC.

Chỉ cần vài ba bạn sinh viên mặc áo màu nổi nổi một chút, đứng cạnh nhau, đeo biển “Free information” hoặc “Ask me”, bạn nói tiếng Anh, bạn nói tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Tây Ban Nha, chắc chắn sẽ giúp được nhiều người. Bạn sẽ vừa giúp Hà Nội dễ thương hơn trong mắt người nước ngoài, lại vừa được luyện tập ngoại ngữ mà không phải làm phiền người khác.

2. Chỗ chân tượng đài vua Lý Thái Tổ và nhà bát giác ngày cuối tuần và buổi chiều rất đông bố mẹ cho con ra chơi. Nhưng các bạn nhỏ chẳng có nhiều lựa chọn chơi lắm, ngoài thổi bong bóng, trượt patin, đi ván trượt, là do những người cho thuê các dụng cụ này cung cấp. Mình vẫn nghĩ, nếu có một nhóm, một tuần một lần thôi cũng được, cung cấp và tổ chức trò chơi cho trẻ em ở đây thì chắc chắn các em sẽ rất thích.

Hôm nay đi qua thấy có một nhóm, có vẻ là người Nhật, đang dạy trẻ con chơi xoay đĩa và dùng một sơi dây để điều khiển con lăn (không biết trò này tên là gì). Họ có vài người hướng dẫn và cho mượn dụng cụ, nên rất nhiều em nhỏ hào hứng tham gia.

Thỉnh thoảng đến dịp tết, hoặc trung thu, hoặc quốc tế thiếu nhi, người ta lại nghe có tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ em, sân chơi cho thiếu nhi ở chỗ này chỗ kia, nhưng mỗi tuần giữa trung tâm thành phố, có bao nhiêu trẻ em tụ tập ở một nơi, thì lại chẳng có gì để chơi nếu bố mẹ không bỏ tiền ra thuê (hoặc mua) ván trượt, giầy trượt, đồ chơi thổi bong bóng, hoặc ngồi câu cá nhựa (cũng mất tiền) ở Cung Thiếu Nhi gần đó. Những bố mẹ khác thì cho con đi siêu thị, đi vào các khu vui chơi xanh đỏ, có nhạc xập xình, cũng tốn tiền. Rõ ràng nhu cầu thì cao, mà việc cũng không khó, mà mình thắc mắc sao chưa thấy nhóm nào tổ chức trò chơi cho trẻ em ở chân tượng, ngoại trừ nhóm người Nhật hôm nay?

Lúc ở Philadelphia, mình được trải nghiệm “kể chuyện ở ghế đá”, một hoạt động du lịch địa phương rất thú vị. Có những người kể chuyện ngồi sẵn tại các ghế đá trong một công viên, người lớn hay trẻ nhỏ ngồi vào ghế đá đó, đều có thể được nghe những câu chuyện về lịch sử của thành phố, hoàn toàn miễn phí. Không chỉ khách du lịch, mà cả các gia đình sinh sống tại thành phố, cũng thích thú nghe những câu chuyện được kể lại hết sức sống động và dễ hiểu cho trẻ nhỏ.

Có rất nhiều thứ để làm, và có thể bắt đầu ngay từ nơi mình sống. Không cần phải đợi đến khi bạn được làm tình nguyện viên của bảo tàng Dân tộc học để tham gia dạy thiếu nhi làm đồ chơi dân gian, hay đi lên miền núi xa xôi để tổ chức các chương trình cho trẻ em nghèo, thì mới là việc tốt. Nếu bạn nào thấy đồng cảm, chúng ta có thể thảo luận thêm. Mình nghĩ chỉ cần một nhóm tầm 6-8 người, mỗi tuần bỏ ra một buổi, có một vài đồ chơi vận động như quả bóng, quả cầu, rồi một vài người khác kể chuyện, hoặc có cây đàn để hát cùng các em bé, là đủ để mang lại nhiều niềm vui rồi.




Related Posts:

  • Thay đổi
  • Bà mẹ máy bay
  • Chuyện của phố - Bánh đa cua
  • “Sao lại đến đây làm gì?”
  • "Ạ" đi rồi bác mới cho
  • Con đường của bạn

Filed Under: Phân tích Tagged With: du lịch, hà nội, ý tưởng

Reader Interactions

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Primary Sidebar

Nhận bài mới qua email

Vui lòng xác nhận lại email vừa mới đăng ký bằng cách nhấn vào đường link trong email gửi kèm.

Bài mới

  • Cô giáo của Cơm Cơm
  • Sự cô đơn theo kiểu gia đình
  • Tại sao trẻ em gái ngày càng dậy thì sớm?
  • Một ngày đặc biệt
  • “Con không ăn hành đâu!” Lý giải việc kén ăn và những giải pháp để giúp con ăn uống vui vẻ (Phần 1)
  • Nhật ký ở nhà tránh dịch của Cơm Cơm
  • Review sách – Để con bạn giỏi như Einstein

Đọc nhiều

Kết nối với Kể Chuyện trên mạng xã hội

Kể chuyện


Follow @ke_chuyen

© 2013 - 2019 Kể Chuyện | Powered by WordPress & Genesis | Log in

Facebook | Twitter | Feed RSS
//<![CDATA[ var sc_project=8888298; var sc_invisible=1; var sc_security="f2d42e23"; var scJsHost = (("https:" == document.location.protocol) ? "https://secure." : "http://www."); document.write(""); //]]>
blogger counter