Bình thường, cứ một tuần một buổi, trường Cơm thuê một chú nhạc công/nhạc sĩ đem đủ các thứ nhạc cụ đến đàn hát cho các bạn nhỏ nghe, rồi thay nhau chơi các nhạc cụ đơn giản mà chú đem đến. Rồi trường lại thuê một cô đến dạy Zumba, vào một buổi sáng khác trong tuần. Một buổi sáng nữa, thì trường có các cô chú từ chương trình tình nguyện đọc sách cho bé, đem sách đến đọc bằng … [Read more...] about Cô giáo của Cơm Cơm
nuôi dạy con
Sự cô đơn theo kiểu gia đình
Cách đây chục năm, khi còn là một cô sinh viên quốc tế ở Canada, mình hay thấy cô đơn. Lúc đó, nỗi sợ lớn nhất của mình là bỗng nhiên đi đường bị xe đâm chết, thì sẽ mất bao lâu để bệnh viện báo cho trường, rồi sẽ mất bao lâu để trường báo cho gia đình, bao lâu để người nhà có thể từ Việt Nam sang. Việc sống ở một nơi không có gia đình, không bạn bè thân thiết, không có … [Read more...] about Sự cô đơn theo kiểu gia đình
Tại sao trẻ em gái ngày càng dậy thì sớm?
Bài viết này không phải là mình tự nghĩ ra, mà là tóm tắt những điều mình đọc được trong hai quyển sách “Boys adrift” và “Girls on the edge” của bác sĩ Leonard Sax mà mình đã giới thiệu quyển “Sự sụp đổ của nghề làm cha mẹ” do nhà sách Thái Hà xuất bản cách đây ít lâu. Hai quyển này chưa được dịch ra tiếng Việt, nếu bố mẹ nào muốn đọc bản tiếng Anh thì mình để link download … [Read more...] about Tại sao trẻ em gái ngày càng dậy thì sớm?
Một ngày đặc biệt
Hôm qua là một ngày có nhiều mốc đặc biệt của Cơm. Lần đầu tiên Cơm nhảy được hai chân từ trên cao xuống thấp. Bao lâu nay mỗi khi nhảy từ một mặt phẳng cao hơn xuống thấp, bạn ý toàn nhảy chân trước chân sau. Sau một thời gian hát và nhảy giống thỏ theo bài "Sleeping bunnies" trên sàn nhà, hôm qua Cơm mới vượt qua bản thân để nhảy cả hai chân một lúc. Đây là một bước … [Read more...] about Một ngày đặc biệt
“Con không ăn hành đâu!” Lý giải việc kén ăn và những giải pháp để giúp con ăn uống vui vẻ (Phần 1)
Cho đến tận gần đây, Cơm là một em bé ăn tất cả mọi thứ. Mình khá là có ý thức trong chuyện cố gắng cho con tiếp xúc với đủ loại đồ ăn, hương vị và độ cứng mềm đa dạng. Vừa qua một tuổi, Cơm đã cùng bố mẹ vi vu Hà Nội – Sài Gòn – Mũi Né trong hai tuần với hành trang vỏn vẹn là chiếc kéo để cắt thức ăn. Thế nên, khi em bé vốn quen ăn đường ăn chợ của mình bỗng nhiên lấy ngón … [Read more...] about “Con không ăn hành đâu!” Lý giải việc kén ăn và những giải pháp để giúp con ăn uống vui vẻ (Phần 1)
Nhật ký ở nhà tránh dịch của Cơm Cơm
Tớ là Cơm. Tớ là một em bé sắp được 2 tuổi rưỡi. Đã mấy tuần nay tớ được ở nhà với bố mẹ. Theo lời mẹ tớ bảo thì tớ “không phải đi học mẫu giáo, không phải đi học nhảy, không phải đi học nhạc, cũng không đi thư viện nghe kể chuyện nữa”. Tớ nhắc lại lời mẹ y như thế. Mấy hôm đầu thỉnh thoảng tớ lại rủ mẹ “đi học nhạc đi mẹ”, nhưng mẹ lắc đầu, bảo là lớp đóng cửa hết rồi, … [Read more...] about Nhật ký ở nhà tránh dịch của Cơm Cơm
Review sách – Để con bạn giỏi như Einstein
Giới thiệu với mọi người thêm một quyển sách nuôi dạy con nữa mà mình rất tâm đắc, và cũng đã được dịch ra tiếng Việt. Einstein never used flash cards. Quyển sách này tổng hợp các kết quả nghiên cứu về trẻ nhỏ trong mấy chục năm qua, và trình bày theo cách rất dễ hiểu. Sách nói về những điều các nhà khoa học thực sự hiểu về trẻ nhỏ, cách trẻ lớn lên và khám phá thế giới, … [Read more...] about Review sách – Để con bạn giỏi như Einstein
Review sách – Sự sụp đổ của nghề làm cha mẹ
Mình mới đọc xong quyển sách này (The Collapse of Parenting), hay tuyệt cú mèo, đang nghĩ không biết đã có ai dịch ra tiếng Việt chưa thì phát hiện ra sách vừa được Thái Hà books xuất bản cuối năm ngoái. Tác giả Leonard Sax là một bác sĩ nhi có bằng tiến sĩ về tâm lý. Mình đã đọc một quyển trước của bác này, Why Gender Matters, và quyển nào cũng vô cùng cuốn hút, cầm lên là … [Read more...] about Review sách – Sự sụp đổ của nghề làm cha mẹ
Tại sao không nên luyện ngủ cho con – Phần 2: Nguồn gốc của luyện ngủ
Có lẽ ít người biết rằng, phương pháp để trẻ sơ sinh khóc trong một số phút nhất định rồi tự ngủ (cry-it-out) không hề mới ở phương Tây, mà có nguồn gốc từ cách đây 126 năm, trong quyển sách tên là “The Care and Feeding of Children” của bác sĩ nhi người Mỹ Luther Emmett Holt. Hãy nghĩ về bối cảnh của thế giới lúc đó. Năm 1894, cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, cách mạng khoa … [Read more...] about Tại sao không nên luyện ngủ cho con – Phần 2: Nguồn gốc của luyện ngủ
Tại sao không nên luyện ngủ cho con – Phần 1: Như thế nào là một giấc ngủ bình thường?
Hồi chưa có con, mình được mấy cô bạn thân giới thiệu về một vài quyển sách nuôi con “theo phương pháp khoa học”. Mình vẫn nhớ như in lời cô bạn: “Đây thực sự là quyển sách gối đầu giường của tớ, theo đúng nghĩa đen luôn, trong những ngày đầu nuôi con. Tớ để ở đầu giường, đọc đi đọc lại, nếu thấy không đúng thì xem lại mình đã sai ở đâu. Áp dụng đúng thì kết quả cực chuẩn”. Một … [Read more...] about Tại sao không nên luyện ngủ cho con – Phần 1: Như thế nào là một giấc ngủ bình thường?