• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Skip to primary sidebar

Kể Chuyện

  • Về người viết
    • Về Kể Chuyện
  • Chuyện
    • Chuyện đời
    • Chuyện người
    • Chuyện tôi
  • Không phải Chuyện
    • Phân tích
    • Tản văn
    • Tiếng Anh
      • Học thuật
      • Chung chung
  • Định cư và cuộc sống Canada
  • Nuôi dạy con
  • Liên hệ
You are here: Home / Chuyện / Chuyện tôi / Ghi chép sau buổi tọa đàm

Ghi chép sau buổi tọa đàm

21/01/2020 by Chuyện Leave a Comment


Buổi tọa đàm hôm thứ 7 khép lại với nhiều điều đáng nhớ. Vì mình không có đám cưới, nên đấy là sự kiện lớn nhất mình từng tổ chức và chịu trách nhiệm nhiều nhất. Suốt cả tuần đó ngày nào cũng làm việc từ 5 rưỡi sáng đến 11 giờ đêm. Hôm trước sự kiện, đến chiều mới gửi được ảnh và sách đi in. Ngày diễn ra tọa đàm, vừa là phiên dịch cabin chính, mình vừa chạy xuôi chạy ngược để điều phối với công ty cho thuê thiết bị, với bên tài trợ địa điểm, và các bạn tình nguyện viên. Làm xong rồi, thấy không mệt gì cả. Aaron bảo mình, “Sao cậu khỏe thế? Bao nhiêu việc phải lo mà cứ cười nhăn nhăn nhở nhở. Mà người gì cứ bình thản như mắt bão ý.” Tự mình cũng bất ngờ vô cùng, không hiểu lấy đâu ra từng ấy năng lượng để làm tất cả mọi việc. Có lẽ khi người ta được làm cái họ thích, với những người họ yêu quý, thì họ khỏe gấp mười lần bình thường.

Trong buổi hôm đó, khoảnh khắc vui nhất là khi anh Đạt bên nhóm Nghĩ về sân chơi! chia sẻ trước toàn bộ khán giả rằng, trong khi tọa đàm diễn ra, một quan chức cấp cao ở Hoàn Kiếm đã nói chuyện với anh, và “bật đèn xanh” cho mong muốn được lắp một chiếc cầu trượt hình con rùa ở gần Hồ Gươm mà nhóm đã cố gắng xin phép và bị từ chối không biết bao nhiêu lần trong hơn ba năm qua. Gần đây, mình nhận ra rằng, để thực sự mang lại thay đổi, người ta phải ở một chỗ thật lâu, làm một việc thật lâu, nói đi nói lại một điều thật lâu. Mình vừa dịch lời của anh Đạt mà muốn nghẹn cả giọng vì tự hào khi buổi tọa đàm đó, một ý tưởng mà mình nảy ra từ hồi tháng 12, chủ yếu để Aaron có cơ hội trình bày nghiên cứu với công chúng Việt Nam, đã làm cầu nối cho một điều thật tốt đẹp. Khi chúng ta không im lặng về những điều quan trọng, như câu của Martin Luther King mà mình rất tâm đắc, thì cuộc sống còn tiếp diễn, và cơ may cho những thay đổi còn xảy ra.

Còn khoảnh khắc buồn nhất, là khi mình đếm tiền trong hòm quyên góp vào cuối buổi. Hòm quyên góp đó được để cạnh những quyển sách nhỏ xinh xắn, trong đó có những tấm ảnh Aaron chụp và những câu chuyện bọn mình thu góp được trong quá trình làm nghiên cứu, bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt, cùng với ảnh của các bạn sinh viên trường Xây Dựng, chuyện của các bạn ấy cũng do mình chắp bút hoặc chỉnh sửa. Quyển sách nhỏ ấy là một nỗ lực để đền đáp (give back). Chỉ có hai đứa mình lăn ra làm, từ nội dung cho đến trình bày. Những ngày gần cuối, Aaron còn ốm vì quá stress, còn mình thì phải liên tục từ chối tất cả những việc khác, thậm chí không có cả thời gian sang nhà mẹ ăn cơm.

Toàn bộ tiền in sách, cũng như chi phí tổ chức buổi tọa đàm đó, là do Aaron bỏ tiền túi ra (tiền học bổng tiến sĩ). Không có tổ chức nào hay ngân sách nào hỗ trợ. Lúc đầu bạn ý định bán sách, không phải để lấy lãi, mà chỉ để bù đắp vào chi phí in ấn (100,000 đồng một quyển). Nhưng mình cố gắng thuyết phục, rằng mọi người sẽ quyên góp mà, rằng người ta sẽ thấy đây là một ấn phẩm thật chỉnh chu, và họ sẽ trân trọng nó. Bạn ý thì bảo, phải có một cái giá người ta mới thấy đây là một sản phẩm giá trị. Cuối cùng, không hiểu sao, đồng ý với phương án quyên góp của mình. Mình soạn một lá thư thống thiết, rằng toàn bộ tiền in sách là từ tiền túi, mong mọi người hỗ trợ, đặt bên cạnh hòm quyên góp và những quyển sách xinh đẹp.

Cuối cùng, khi đếm lại, số tiền chỉ có 700,000 VND, trên tổng số 5 triệu bỏ ra in ấn. Mình xin lỗi bạn ấy. Mình đã lấy tư cách là một người Việt để mong bạn ấy tin vào sự trân trọng mà người Việt dành cho trí thức. Mình thất vọng hơn cả bạn ấy, một phần vì mình thấy những người đi vào, vênh mặt giới thiệu là từ báo này báo kia, hất hàm hỏi mình “tài liệu hội thảo đâu?”, rồi vơ vét lấy tất cả những gì bày ra, mà đút ngay vào túi, có lẽ về nhà họ cũng sẽ chẳng bao giờ giở ra đọc. Trong hòm, có cả những tờ một nghìn nhàu nát, giống như hòm công đức trong chùa. Aaron bảo mình, thôi không sao. Thì cũng biết làm gì nữa.

Hôm nay một chị bạn bảo, không hiểu sao đọc cái quyển của bọn em cứ thấy xúc động. Không hiểu là do văn của Vân, hay phương pháp nghiên cứu, hay do sự nghiêm túc trong trình bày kết quả của mình, mà lần đầu tiên đến một sự kiện muốn đọc ngấu nghiến tài liệu. Nếu ai đọc vào cũng có cảm giác như chị ý, thì thôi mình cũng được an ủi.




Related Posts:

  • Trò chuyện với con
  • Ở bên kia đầu dây (phần 1)
  • Freelancer, làm sao để tôi nổi bật?
  • Đổi dễ dàng lấy bầu trời xanh
  • Tại sao phải quan tâm?
  • Freelance, nên hay không?

Filed Under: Chuyện tôi Tagged With: chuyện toi, đô thị hóa, không gian công cộng, sự kiện, thay đổi, tri thức

Reader Interactions

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Primary Sidebar

Nhận bài mới qua email

Vui lòng xác nhận lại email vừa mới đăng ký bằng cách nhấn vào đường link trong email gửi kèm.

Bài mới

  • Cô giáo của Cơm Cơm
  • Sự cô đơn theo kiểu gia đình
  • Tại sao trẻ em gái ngày càng dậy thì sớm?
  • Một ngày đặc biệt
  • “Con không ăn hành đâu!” Lý giải việc kén ăn và những giải pháp để giúp con ăn uống vui vẻ (Phần 1)
  • Nhật ký ở nhà tránh dịch của Cơm Cơm
  • Review sách – Để con bạn giỏi như Einstein

Đọc nhiều

Kết nối với Kể Chuyện trên mạng xã hội

Kể chuyện


Follow @ke_chuyen

© 2013 - 2019 Kể Chuyện | Powered by WordPress & Genesis | Log in

Facebook | Twitter | Feed RSS
//<![CDATA[ var sc_project=8888298; var sc_invisible=1; var sc_security="f2d42e23"; var scJsHost = (("https:" == document.location.protocol) ? "https://secure." : "http://www."); document.write(""); //]]>
blogger counter