• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Skip to primary sidebar

Kể Chuyện

  • Về người viết
    • Về Kể Chuyện
  • Chuyện
    • Chuyện đời
    • Chuyện người
    • Chuyện tôi
  • Không phải Chuyện
    • Phân tích
    • Tản văn
    • Tiếng Anh
      • Học thuật
      • Chung chung
  • Định cư và cuộc sống Canada
  • Nuôi dạy con
  • Liên hệ
You are here: Home / Không phải Chuyện / Nuôi dạy con / Bố dạy con điều gì?

Bố dạy con điều gì?

03/02/2020 by Chuyện Leave a Comment


– Chú lái cano: Cháu bé mặc áo phao vào đi. Có cả áo phao cho em bé đấy.
– Bố cháu bé: Không cần mặc đâu. Trẻ con mặc áo phao làm gì. Nóng lắm.
– Em bé: Không cần! Không cần!

Trên cano có khoảng gần 40 người cả người già, người lớn và trẻ nhỏ. Giữa biển khơi mênh mông, người bố, vì muốn con bớt nóng, đã chọn bất chấp nguy hiểm đến tính mạng của con mình.

Khi bố nói con không cần mặc áo phao, bố đã dạy con ba điều. Thứ nhất, con không cần chấp hành luật lệ hay tuân theo chỉ dẫn những người chịu trách nhiệm cho sự an toàn của mình. Ông bố trong trường hợp này coi chiếc áo phao là vật để đối phó, cũng như những ông bố bà mẹ quan niệm chiếc mũ bảo hiểm là vật để qua mắt công an, trẻ con thì cần gì đội, không ai bắt phạt trẻ con đâu. Nếu ngã xuống (mà lần nào ra đường ở Hà Nội mình cũng nhìn thấy xe đâm nhau), thì đầu con nứt, cũng chẳng ai nứt hộ cả. Một đứa bé mặc kệ quy tắc khi nhỏ, dĩ nhiên sẽ vô ý thức khi lớn.

Thứ hai, bố dạy con rằng mong muốn của mình cao hơn người khác. Mong muốn của chú lái canon là mọi khách trên cano đều mặc áo phao đầy đủ, chú thực hiện tròn nghĩa vụ của mình. Có người không mặc áo phao, nếu không may, chú có thể bị phạt bởi đội tuần tra biển. Nếu không may nữa, tàu xảy ra sự cố, một người không mặc áo phao bị chết đuối chẳng hạn, người ta sẽ chỉ biết công ty đó làm chết người. Chú lái cano có thể đi tù, tán gia bại sản, không ai truy cứu người đó mặc áo phao hay không. Bố muốn con bớt nóng (mong muốn cá nhân) mà không nghĩ đến chú lái tàu đã khẩn khoản nhắc nhiều lần (mong muốn của người khác). Một đứa bé không biết cân nhắc đến người khác khi nhỏ, dĩ nhiên sẽ ích kỉ khi lớn.

Cuối cùng, người bố đó đã dạy con không trân quý cơ thể cũng như mạng sống của mình. Mặc áo phao vào, con có thể bị nóng một chút, nhưng nếu có vấn đề, con sẽ được an toàn. Không mặc áo, con bớt mồ hôi một chút, nhưng nếu tàu chìm, con có thể sẽ chết. Bố dạy con vì cái dễ làm trước mắt mà bỏ qua sự an nguy lâu dài. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những đứa trẻ được dạy cách đưa ra quyết định có tác động chậm, thay vì tác động ngay lập tức, sẽ biết kiềm chế bản thân tốt hơn, khó rơi vào nghiên ngập, kiên trì hơn, và đương nhiên, theo đuổi mục tiêu bền bỉ hơn. Một đứa trẻ không biết lo nghĩ cho sự an toàn của chính mình, dĩ nhiên sẽ liều mạng đua xe, cờ bạc, làm những việc vô trách nhiệm với cả bản thân và người xung quanh, khi nó lớn lên.

Suy nghĩ dài dòng, mình vẫn không thể hiểu nổi những ông bố bà mẹ đội mũ bảo hiểm cho mình, mà để con ngồi đằng trước xe máy, phơi đầu tơ hơ ra. Hoặc như ông bố này, bố mặc áo phao thắt dây đàng hoàng, mà tuyên bố con tôi không cần áo phao, trong cái cano lao đi vun vút giữa biển mênh mông dậy sống.




Related Posts:

  • Một năm của Cơm và bố mẹ
  • Cơm bốn tháng tuổi
  • Tháng Mười. Cuộc đời của riêng mình.
  • Không ở đây, cũng chẳng ở đó
  • Những khoảnh khắc đáng nhớ của năm 2017
  • Làm thế nào để nuôi dưỡng tình yêu sách trong con?

Filed Under: Nuôi dạy con Tagged With: nuôi con, nuôi dạy con, trách nhiệm, trẻ em

Reader Interactions

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Primary Sidebar

Nhận bài mới qua email

Vui lòng xác nhận lại email vừa mới đăng ký bằng cách nhấn vào đường link trong email gửi kèm.

Bài mới

  • Cô giáo của Cơm Cơm
  • Sự cô đơn theo kiểu gia đình
  • Tại sao trẻ em gái ngày càng dậy thì sớm?
  • Một ngày đặc biệt
  • “Con không ăn hành đâu!” Lý giải việc kén ăn và những giải pháp để giúp con ăn uống vui vẻ (Phần 1)
  • Nhật ký ở nhà tránh dịch của Cơm Cơm
  • Review sách – Để con bạn giỏi như Einstein

Đọc nhiều

Kết nối với Kể Chuyện trên mạng xã hội

Kể chuyện


Follow @ke_chuyen

© 2013 - 2019 Kể Chuyện | Powered by WordPress & Genesis | Log in

Facebook | Twitter | Feed RSS
//<![CDATA[ var sc_project=8888298; var sc_invisible=1; var sc_security="f2d42e23"; var scJsHost = (("https:" == document.location.protocol) ? "https://secure." : "http://www."); document.write(""); //]]>
blogger counter