• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Skip to primary sidebar

Kể Chuyện

  • Về người viết
    • Về Kể Chuyện
  • Chuyện
    • Chuyện đời
    • Chuyện người
    • Chuyện tôi
  • Không phải Chuyện
    • Phân tích
    • Tản văn
    • Tiếng Anh
      • Học thuật
      • Chung chung
  • Định cư và cuộc sống Canada
  • Nuôi dạy con
  • Liên hệ
You are here: Home / Chuyện / Chuyện đời / Tết

Tết

21/01/2020 by Chuyện Leave a Comment


Tết là khi người ta chào đón năm mới bằng những món ăn cũ, những câu nói cũ, những việc làm cũ, và những gương mặt cũ.

Ngày 23 cúng ông Công ông Táo. Từ ngày 24 đến ngày 27 là những việc mua sắm, biếu xén, tích trữ đồ ăn, về quê thắp hương ở mộ. Ngày 28 và 29 tháng Chạp chổng mông lên lau dọn nhà cửa. Ngày 30 Tết thức dậy, thấm đẫm trong không khí là mùi hương, mùi thịt gà luộc và mùi măng. Ngày mùng 1 và ngày mùng 2, bên tai nghe đi nghe lại những câu nói không đổi từ năm này qua năm khác. Năm mới, chúc gia đình mạnh khỏe, vạn sự như ý. Năm mới, chúc các bác làm ăn phát đạt. Năm mới, chúc các cháu hay ăn chóng lớn, nghe lời bố mẹ.

Cần phải đi chúc Tết những nhà ai, cần phải mừng tuổi người nào, mừng bao nhiêu tiền, cần ăn bữa trưa, bữa tối ở nhà người họ hàng nào, tất cả năm này qua năm khác, vẫn y nguyên.

Đến năm nay thì mình nhận ra, những câu chúc văn hoa bóng bẩy và tất cả những việc tất bật chuẩn bị đó, tự thân chúng cấu thành những lễ nghi (rituals). Tức là người ta không trao đổi những lời chúc bởi vì người ta thực tâm nghĩ như thế, cũng không nấu thật nhiều món bởi vì người ta cần ăn, mà vì ý nghĩa của những lễ nghi đó. Khi thực hiện chúng, người ta biết, và khẳng định lại, mình thuộc về một cộng đồng. The story people tell themselves about themselves. Tết là một câu chuyện cũ mèm, cứ năm này qua năm khác người ta phải cùng tham gia, cùng nghe và cùng kể, để nhắc và được nhắc, mình là ai.

Người phương Tây quan niệm thời gian là tuyến tính. Không ai bơi hai lần trên một dòng sông. Ngày hôm nay đã qua thì sẽ không bao giờ trở lại. Người phương Đông quan niệm thời gian là chu kì, và mỗi dịp Tết cho phép người ta trở về mốc 0, trở về điểm khởi thủy, mọi thứ bắt đầu lại.

Đấy là khi cảm giác thuộc về một cộng đồng cần được làm sống dậy, để người ta thấy đỡ bơ vơ.

Những đứa trẻ sẽ lớn lên, những người lớn sẽ già đi. Những cậu con rể, những cô con dâu sẽ được dẫn về và giới thiệu với họ hàng. Những cậu trai học cách chuyển từ mâm trẻ con sang mâm trên, bắt đầu được bố và ông mời uống rượu. Những cô con gái từ ngồi chơi với anh chị em, học cách bưng bê, dọn dẹp, tất tả phục vụ các ông các chú và anh em trai của mình. Có những sinh linh mới được sinh ra, có những tâm hồn cũ mất đi.

Sẽ có những cô gái về nhà chồng không biết bóc bánh chưng (yours truly!). Sẽ có những đứa trẻ thay vì túm tụm với nhau hỉ hả đếm tiền mừng tuổi thì mỗi đứa chúi đầu vào một cái điện thoại. Sẽ có những bà mẹ trẻ hiện đại từ chối tiếp nối những nghi lễ được truyền lại cho mình, họ sẽ không đốt vàng mã, không quần quật thức dậy thật sớm ba ngày tết để sửa soạn mâm cơm cúng. Sẽ có nhiều thay đổi.

Nhưng chẳng sao. Mình đã nhận ra như thế. Chừng nào Tết còn là một dịp để người ta đánh dấu sự trở lại của thời gian bằng những món ăn không thay đổi từ năm này qua năm khác, những câu nói chưa thốt ra người đối diện đã hiểu và chuẩn bị sẵn sàng câu đáp lại, những cuộc nói chuyện gượng gạo và nhàm chán giữa những người họ hàng cả năm chẳng liên quan gì đến nhau, cốt chỉ để điểm lại những cuộc đời nối tiếp nhau sinh ra và chết đi, thì chừng đó, Tết vẫn làm tròn nhiệm vụ của nó. Một câu chuyện mà cộng đồng cùng sống để mỗi cá nhân biết mình là ai.




Related Posts:

  • Sự kết nối
  • “Con không ăn hành đâu!” Lý giải việc kén ăn và…
  • Chuyện của phố - Cafe dạo
  • Cuộc chiến của đồng tiền xung quanh sữa bột và sữa mẹ
  • Cuộc gặp gỡ kì lạ
  • Cơm ra ngõ chơi

Filed Under: Chuyện đời Tagged With: chuyện đời, phân tích, tết, văn hóa, xã hội

Reader Interactions

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Primary Sidebar

Nhận bài mới qua email

Vui lòng xác nhận lại email vừa mới đăng ký bằng cách nhấn vào đường link trong email gửi kèm.

Bài mới

  • Cô giáo của Cơm Cơm
  • Sự cô đơn theo kiểu gia đình
  • Tại sao trẻ em gái ngày càng dậy thì sớm?
  • Một ngày đặc biệt
  • “Con không ăn hành đâu!” Lý giải việc kén ăn và những giải pháp để giúp con ăn uống vui vẻ (Phần 1)
  • Nhật ký ở nhà tránh dịch của Cơm Cơm
  • Review sách – Để con bạn giỏi như Einstein

Đọc nhiều

Kết nối với Kể Chuyện trên mạng xã hội

Kể chuyện


Follow @ke_chuyen

© 2013 - 2019 Kể Chuyện | Powered by WordPress & Genesis | Log in

Facebook | Twitter | Feed RSS
//<![CDATA[ var sc_project=8888298; var sc_invisible=1; var sc_security="f2d42e23"; var scJsHost = (("https:" == document.location.protocol) ? "https://secure." : "http://www."); document.write(""); //]]>
blogger counter