• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Skip to primary sidebar

Kể Chuyện

  • Về người viết
    • Về Kể Chuyện
  • Chuyện
    • Chuyện đời
    • Chuyện người
    • Chuyện tôi
  • Không phải Chuyện
    • Phân tích
    • Tản văn
    • Tiếng Anh
      • Học thuật
      • Chung chung
  • Định cư và cuộc sống Canada
  • Nuôi dạy con
  • Liên hệ
You are here: Home / Không phải Chuyện / Định cư và cuộc sống Canada / Chia sẻ về quá trình xin việc ở Canada

Chia sẻ về quá trình xin việc ở Canada

19/01/2020 by Chuyện Leave a Comment


Đã gần 1 năm kể từ ngày mình sang Canada và loạt bài viết về quá trình nộp hồ sơ xin định cư của mình được chia sẻ rộng rãi. Từ đó đến nay, có vài chục người nhắn tin báo cho mình là nhờ đọc được những thông tin đó mà họ cũng đã nộp đơn và thành công. Kha khá trong số đó giờ cũng đã ở khắp các thành phố trên khắp đất nước Canada rồi.

Từ trước đến nay, mỗi khi được hỏi về vấn đề việc làm, mình luôn nói chưa từng biết ai xin được việc làm ở Canada khi còn ở Việt Nam. Việc đó thường được miêu tả là “tay không bắt giặc”, hay nói cách khác là rất vô vọng. Nhưng giờ thì mình đã có một câu trả lời khác. Một người bạn của mình, sau khi hồ sơ xin định cư được phê duyệt, đã xin việc từ lúc còn ở Việt Nam và thành công. Bạn ý được mời làm việc cho một công ty start-up ở Toronto trong vai trò là thiết kế đồ họa. Mức lương xấp xỉ $30 một giờ, và sau khi được offer bạn ý còn thương lượng và được công ty đồng ý tăng thêm 10% so với mức lương đề xuất ban đầu. Bạn mình vừa đến Toronto hôm qua, và sau 1 tuần nữa sẽ bắt đầu đi làm.

Mình muốn nhấn mạnh là bạn chưa hề đặt chân đến Canada, không có bằng cấp hay kinh nghiệm làm việc tại Canada, cũng không quen biết ai. Đúng như mình vẫn nói, hoàn toàn “tay không bắt giặc”. Bạn ý không muốn công bố danh tính, nên mình đã đề nghị bạn ý viết một bài chia sẻ về quá trình xin việc từ ở Việt Nam. Nếu mọi người có câu hỏi, mình sẽ chuyển cho bạn ý trả lời. Hi vọng bài viết sẽ cung cấp thông tin và tạo động lực cho những người đang cân nhắc đến việc chuyển đến Canada sinh sống.
———————————————————————————
Profile
Bằng bachelor Thương mại của RMIT Vietnam
Bằng diploma Thiết kế đa phương tiện của FPT Arena Vietam
Bằng master Chiến lược Thương hiệu của University of East Anglia, UK
Kinh nghiệm hơn 5 năm làm Graphic Designer hoàn toàn ở Việt Nam, trong đó có 2 năm agency, 1 năm in-house và hơn 2 năm freelance.

Vị trí ứng tuyển:
Graphic Designer

Cách tìm việc:
Thông qua các trang như LinkedIn, Neuvoo, ZipRecruiter, Monster, Glassdoor đồng thời vào thẳng website của các công ty (trong TH của mình là các creative agency), tìm contact và chủ động liên hệ dù họ ko có job opening nào.

Về cơ bản danh sách open jobs ở các trang tìm việc kể trên 90% là trùng lặp giống nhau, nhưng tinh thần là thà trùng còn hơn bỏ sót nên mình vẫn tạo alert trên tất cả các trang và nhận thông báo qua mail hằng ngày.

Khoanh vùng phạm vi:
Tuy mình xác định là việc tìm việc sẽ khó khăn nên ko thể kén cá chọn canh như ở Việt Nam, mình vẫn có tiêu chí rõ ràng và khoanh vùng ưu tiên chứ ko phải job ở thành phố nào, tỉnh bang nào cũng nhào vào apply. Tiêu chí của mình là “thành phố to, đông vui”. Mình sang đó ở 1 mình, ko có họ hàng người quen gì nên tập trung Toronto và Vancouver nhất, dù nhà cửa đắt đỏ nhưng có nhiều cơ hội hơn, và quan trọng là thành phố lớn sẽ có nhiều cái để mình giải trí thăm thú cho đỡ buồn. Lựa chọn thứ 3 là Ottawa. Mình ko biết tiếng Pháp nên dù Montreal có nhiều job nhưng mình đành ngậm ngùi bỏ qua; có agency mình xem website thấy rất thích nhưng ở Edmonton thì cũng đành bai bai vì sợ lạnh.

Lựa chọn công ty:
Mình đánh giá công ty dựa vào lĩnh vực hoạt động, loại hình sản phẩm dịch vụ họ cung cấp, chất lượng sản phẩm (ví dụ như phong cách thiết kế) và cảm nhận chủ quan về văn hoá công ty khi đọc cách họ viết nội dung trong job descriptions. Trong vài trường hợp mình tham khảo thêm trên Glassdoor xem các nhân viên từng làm việc đánh giá thế nào về cty đó.

Hồ sơ ứng tuyển của mình luôn gồm 4 thứ: resume, cover letter, website/portfolio và LinkedIn.

+ Cover letter mình có 1 bản draft sẵn, tuỳ theo các job description mình sẽ cắt gọt thêm thắt cho phù hợp.

+ Trong resume mình ko có thông tin về địa chỉ nhà, chỉ có email, số điện thoại, LinkedIn, Behance và Skype. Mình đăng ký số điện thoại đầu +1 trên Skype. Vừa tiện để công ty liên hệ, vừa tiết kiệm nếu mình cần chủ động gọi qua bển.

Tuy mình apply khi vẫn đang ở Việt Nam, trong cả resume và cover letter mình ko đề cập đến việc này vì mình muốn năng lực của mình được đánh giá dựa trên hồ sơ kinh nghiệm làm việc chứ ko phải vì các yếu tố hoàn cảnh khác.

Khi các công ty có hồi âm, ít ra mình biết được họ đánh giá hồ sơ kinh nghiệm của mình thế nào. Nếu họ ngỏ ý muốn hẹn interview (tự tin được củng cố thêm 1 chút) thì ở bước này mình mới cho họ biết mình đang ở 1 nơi khác/time zone khác, và đề xuất phỏng vấn qua mạng. Có công ty im hơi luôn ko nhắn lại 1 tiếng nào, có công ty để ngỏ là khi nào mình đã đến Canada rồi thì báo lại họ sẽ lên lịch phỏng vấn trực tiếp (nếu khi đó vị trí đó vẫn trống), và có công ty thì nhiệt tình OK liền (sau khi đã được confirmed là mình có giấy tờ để làm việc hợp pháp tại Canada).

+ LinkedIn là một kênh cực quan trọng, cho dù job đó có phải apply thông qua LinkedIn hay công ty yêu cầu cung cấp LinkedIn trong application hay ko.

Mình cố gắng gói gọn resume của mình trong 1 trang, cho nên nội dung ko thể quá chi tiết, LinkedIn sẽ giúp bù lại phần này. Vì vậy mọi người nên chăm chút nội dung cho LinkedIn. Mình ko làm việc ở nước họ nên nếu chỉ liệt kê title, tên cty và thời gian ra thì họ cũng sẽ ko thấy những job mình làm qua có gì đặc biệt. Và trên LinkedIn có 1 phần khá quan trọng là Recommendation. Trong cover letter, mình luôn dẫn link đến website cá nhân, VÀ profile LinkedIn, và đề cập việc qua đây họ có thể xem nhận xét của các đồng nghiệp/khách hàng về trải nghiệm làm việc cùng mình.

Mình landing đầu tháng 8 nên giữa tháng 6, tức là trước đó 1 tháng rưỡi, thì mình bắt đầu bắt tay vào apply. Đã từng nghe quá nhiều trường hợp nhiều người sang đó gửi mấy chục hồ sơ đi đều bặt vô âm tín nên nói thật mình cũng ko lạc quan.

Mình đã gửi đi tổng cộng 46 applications trong vòng 1 tháng (32 bộ kèm cover letter + 14 bộ ko có cover letter thông qua chức năng Easy Apply của LinkedIn). Trong số này, có 1 bộ là gửi khi được invited trên Job Bank, 15 bộ là chủ động liên hệ với công ty ko qua job posting. Có 11 công ty trả lời; trong đó 5 auto rejections, 3 công ty muốn hẹn interview gặp mặt trực tiếp sau, và 3 công ty đồng ý phỏng vấn qua điện thoại dù biết mình đang ở Việt Nam và ko thể đi làm ngay.

Bên cty gọi lần 1 để informal chat, mình giới thiệu thêm về bản thân còn họ giới thiệu qua về công ty, công việc rồi muốn mình confirm xem như vậy mình còn quan tâm và muốn tiếp tục vòng sau ko; lần 2 phỏng vấn chính thức với người sẽ làm việc trực tiếp với mình sau này (Creative Director hoặc Marketing Director chẳng hạn).

Quy trình và các câu hỏi phỏng vấn cũng ko có gì quá khác so với những lần mình trải qua trước đây. Bắt đầu luôn là bao giờ mình đến Canada và tại sao (để chắc rằng mình có thể làm việc hợp pháp lâu dài), sau đó mình được hỏi về các nơi/dự án từng làm việc, vì sao chọn công ty họ để apply, khả năng sử dụng phần mềm, các câu hỏi tình huống như nếu gặp conflict, tight deadline hay làm việc trong interdisciplinary team thì mình sẽ xử lý thế nào.

Mình nghĩ lợi thế của công việc thiết kế đồ họa là có sản phẩm trực quan trên portfolio để nhà tuyển dụng đánh giá được luôn năng lực, phong cách và mức độ phù hợp với công ty, dễ dàng chứng minh hơn các ngành khác như bán hàng hay kế toán.

——————————————————————————

Trên đây là chia sẻ của bạn mình. Ở góc độ là người quan sát, mình nghĩ có bốn yếu tố khiến bạn mình thành công.

1. Sự linh hoạt
Tiêu chí của bạn mình là thành phố lớn, còn lại ở đâu có việc là đi nơi đó. Nhiều người khó xin việc vì vướng víu về nơi ở, do ràng buộc về chỗ học của con, công việc của vợ/chồng. Nếu sẵn sàng đâu có việc là đi thì cơ hội đã mở rộng hơn nhiều.

2. Sự chủ động
Bạn mình không chỉ giới hạn trong các tin tuyển dụng đăng trên các trang web, mà còn tự tìm kiếm và tự tiếp cận các công ty bạn thấy phù hợp, cho dù họ không đăng tuyển. Công việc bạn được offer cũng chính là từ một công ty không đăng tuyển.

3. Quy mô công ty
Công ty bạn mình được nhận vào làm là một start-up. Thường môi trường của các công ty nhỏ sẽ dễ chấp nhận những người có background khác biệt hơn. Hơn nữa, một công ty lớn, có ban Nhân sự riêng, quy trình tuyển dụng nhiều vòng, nhiều người tham gia, thì quyết định cũng không phải do một người đưa ra. Là người nước ngoài, lại chưa từng đi làm ở Canada, bất lợi của bạn là khó lọt được vào những nơi có bộ máy tổ chức quy củ, thể chế chặt chẽ. Ngược lại, một công ty start-up thì người phỏng vấn bạn cũng chính là sếp cao nhất, trực tiếp là người đưa ra quyết định, vì thế yếu tố con người (có hợp với văn hóa công ty hay không, tính cách, phong cách) sẽ có sức nặng hơn so với nếu bạn apply vào một công ty lớn.

4. Bằng chứng về khả năng
Như bạn mình viết ở trên, đặc thù của việc làm đồ họa là có các sản phẩm trong portfolio của các dự án từng thực hiện, vì thế năng lực thể hiện ngay ra trước mặt nhà tuyển dụng. Các công việc khác sẽ khó thể hiện bản sắc hơn, vì thế việc thu thập bằng chứng về những công việc hay dự án từng làm để chứng tỏ năng lực là rất quan trọng. Bằng chứng có thể là sản phẩm, phản hồi của khách hàng/cấp trên. Giáo viên thì có thể đưa giáo án. Ví dụ như mình làm dịch thuật thì lưu lại những email có lời khen của khách hàng, hoặc ảnh chụp những trang web, sách và các ấn phẩm khác mà mình dịch.




Related Posts:

  • Tôi nên nộp đơn chương trình định cư Canada nào?
  • Sang đấy rồi thì làm gì? Webinar chia sẻ về cuộc…
  • Sang đấy rồi thì làm gì? Webinar chia sẻ về định cư…
  • Canada sẽ tiếp nhận hơn 1 TRIỆU người nhập cư trong…
  • Định cư Canada - Điểm Express Entry xuống thấp (2017)
  • Định cư Canada - Phần 7: Học tiếp ở Việt Nam hay…

Filed Under: Định cư và cuộc sống Canada Tagged With: canada, chia sẻ kinh nghiệm, cuộc sống canada, định cư canada, xin việc ở canada

Reader Interactions

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Primary Sidebar

Nhận bài mới qua email

Vui lòng xác nhận lại email vừa mới đăng ký bằng cách nhấn vào đường link trong email gửi kèm.

Bài mới

  • Cô giáo của Cơm Cơm
  • Sự cô đơn theo kiểu gia đình
  • Tại sao trẻ em gái ngày càng dậy thì sớm?
  • Một ngày đặc biệt
  • “Con không ăn hành đâu!” Lý giải việc kén ăn và những giải pháp để giúp con ăn uống vui vẻ (Phần 1)
  • Nhật ký ở nhà tránh dịch của Cơm Cơm
  • Review sách – Để con bạn giỏi như Einstein

Đọc nhiều

Kết nối với Kể Chuyện trên mạng xã hội

Kể chuyện


Follow @ke_chuyen

© 2013 - 2019 Kể Chuyện | Powered by WordPress & Genesis | Log in

Facebook | Twitter | Feed RSS
//<![CDATA[ var sc_project=8888298; var sc_invisible=1; var sc_security="f2d42e23"; var scJsHost = (("https:" == document.location.protocol) ? "https://secure." : "http://www."); document.write(""); //]]>
blogger counter