• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Skip to primary sidebar

Kể Chuyện

  • Về người viết
    • Về Kể Chuyện
  • Chuyện
    • Chuyện đời
    • Chuyện người
    • Chuyện tôi
  • Không phải Chuyện
    • Phân tích
    • Tản văn
    • Tiếng Anh
      • Học thuật
      • Chung chung
  • Định cư và cuộc sống Canada
  • Nuôi dạy con
  • Liên hệ
You are here: Home / Không phải Chuyện / Nuôi dạy con / Bà mẹ máy bay

Bà mẹ máy bay

21/01/2020 by Chuyện Leave a Comment


Trên các nhóm Facebook người Việt ở Canada, thỉnh thoảng có một vài bà mẹ, có lẽ từ Việt Nam, vào nhóm đăng tin “Con tôi đang học trường abc, chuyên ngành xyz, anh chị nào có công việc thực tập phù hợp thì tôi xin thông tin.” Hoặc, có một tin tuyển dụng nào đó dành cho sinh viên, và một bà mẹ vào hỏi han đủ thứ, công việc thế nào, có gần trạm xe buýt không, làm gì, làm với ai, mấy giờ về, cứ như là đang tra khảo bạn trai/bạn gái của con mình, chứ không phải là chủ lao động tiềm năng.

Thậm chí, mình còn nhớ có lần đọc được một bà mẹ, có lẽ cũng chỉ đạo từ xa qua màn ảnh nhỏ ở Việt Nam, và có con đi học ở Canada, đăng tin tuyển người dắt con đi học. Yêu cầu là mỗi sáng đến cửa nhà con ở, đi cùng với con đến trường bằng xe buýt công cộng, rồi chiều lại đưa con bằng xe buýt về đến tận cửa nhà.

Mỗi lần bắt gặp những bà mẹ như vậy, mình lại nghĩ, nếu mình có công việc phù hợp, hay đang cần tuyển người, thì nhất định sẽ không bao giờ thuê con cô này. Một người cần tìm việc mà lại để mẹ mình trao đổi với nhà tuyển dụng, hay đi tìm cơ hội thực tập dâng lên tận miệng cho, thì không thể là một nhân viên chủ động và độc lập. Đành là mẹ nào cũng lo lắng cho con, nhưng đáng lẽ bà mẹ đó có thể tag con vào post tuyển dụng hay gửi thông tin cho con đọc, thay vì làm hộ con tất cả mọi thứ, tìm hiểu tất cả thông tin, nhất định không chịu buông tay hay nới lỏng kiểm soát từng hoạt động trong cuộc sống của con kể cả khi con đã đi xa mình nửa vòng trái đất.

Gần đây có khá nhiều bà mẹ hỏi mình thông tin về du học, định cư Canada, dĩ nhiên là hỏi thay cho con họ. Trong số đó, không ít bà mẹ nói chuyện với mình theo kiểu ra lệnh. “Chị muốn gặp em, em sắp xếp cho chị một buổi.” Hoặc, “em gọi điện cho chị”, hoặc, “cho chị số điện thoại để chị gọi cho em”. Mỗi lần như vậy, mình lại nghĩ, nếu như bản thân em sinh viên kia liên hệ với mình, hỏi xin kinh nghiệm của mình, thì mình sẽ vui lòng chia sẻ hơn rất nhiều là mẹ của em nói với mình theo kiểu người có tiền đợi được phục vụ. Mình đánh giá cao việc một bạn trẻ chủ động tìm tòi thông tin và đưa ra những câu hỏi các bạn trăn trở bao nhiêu, thì càng rầu lòng với những bà mẹ làm mọi thứ cho con và kì vọng rằng người xung quanh sẽ luôn phải phục vụ mình và con mình bấy nhiêu. Những bà mẹ đó, dĩ nhiên mình không bao giờ gặp.

Tiếng Anh có một từ chỉ những vị phụ huynh kiểu này “helicopter parents” (cha mẹ máy bay trực thăng), tức là những người lúc nào cũng bay lượn trên đầu con mình, giám sát mọi thứ, nắm chặt quyền kiểm soát, và sẵn sàng nhảy bổ vào can thiệp bất cứ lúc nào.

Nói chuyện với các bạn trẻ, mình thấy điều làm các bạn hoang mang nhất, mà chính bản thân mình cũng nếm trải, là việc phải tự đưa ra quyết định trong đời. Học gì, làm gì, lấy ai, sống ở đâu? Càng lớn thì những quyết định càng quan trọng, và càng có tầm ảnh hưởng lâu dài. Mình cũng nhận thấy luôn là cả mình và nhiều bạn khác trong quá trình lớn lên đều bị thiếu sự luyện tập trong việc đưa ra quyết định và lựa chọn. Đùng một cái, năm 18 tuổi hoặc 22 tuổi, ra trường, phải đối mặt với nhiều nẻo đường thì bối rối, dằn vặt, quẩn quanh, bế tắc.

Người cha người mẹ làm hộ mọi việc cho con từ nhỏ đến lớn thì không thể kì vọng tự nhiên một ngày, kì diệu như Thánh Gióng, một đứa trẻ trước đấy chỉ biết đặt đâu nằm đấy bỗng nhiên lại vươn vai đứng dậy đòi đi đánh giặc. Ở đời thật, chẳng có đứa con to xác nào được bố mẹ dắt tay từ bé đến lớn bỗng nhiên lại biết suy nghĩ thấu đáo, cân nhắc trước sau. Kể cả cái “bỗng nhiên” đó là việc đi du học. Mình cũng biết kha khá trường hợp gia đình giàu có, cho con đi học cấp 3 ở nước ngoài nhưng ở nội trú, đồ ăn có người nấu, quần áo có người giặt, tối còn có gia sư riêng học bài cùng. Đến lúc lên đại học, không có từng đấy con người lăng xăng phục vụ xung quanh, mặc dù đã xa nhà ba năm, nhưng em đó vẫn không xoay xở nổi để sắp xếp cuộc sống ‘của riêng mình’. Cuối cùng ốm đau vật vờ, gia đình lại phải cho về để chăm sóc.

Mình thấy nhiều phụ huynh bây giờ con học lớp một đã lo dành tiền để sau này cho đi du học. Nhưng họ chỉ nghĩ đến việc tích tiền, và cho con học tiếng Anh, mà không hề lo đến chuyện dạy con sự tự chủ. Du học không phải là liều thuốc tiên, nếu cha mẹ không chuẩn bị để con mình độc lập, thì dù có nhiều tiền và con có bắn tiếng Anh như gió, cũng không thể yên tâm được.




Related Posts:

  • Định cư Canada - Những câu hỏi khó đỡ (Phần 9)
  • Tôi nên nộp đơn chương trình định cư Canada nào?
  • Sang đấy rồi thì làm gì? Webinar chia sẻ về định cư…
  • Định cư Canada - Trả lời thắc mắc (Phần 10)
  • Định cư Canada - Những hỗ trợ cho người nhập cư ở…
  • Định cư Canada - Tổng hợp thông tin về quy trình (phần 8)

Filed Under: Nuôi dạy con Tagged With: lựa chọn, nuôi con, nuôi dạy con, phân tích, tự chủ, tự do

Reader Interactions

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Primary Sidebar

Nhận bài mới qua email

Vui lòng xác nhận lại email vừa mới đăng ký bằng cách nhấn vào đường link trong email gửi kèm.

Bài mới

  • Cô giáo của Cơm Cơm
  • Sự cô đơn theo kiểu gia đình
  • Tại sao trẻ em gái ngày càng dậy thì sớm?
  • Một ngày đặc biệt
  • “Con không ăn hành đâu!” Lý giải việc kén ăn và những giải pháp để giúp con ăn uống vui vẻ (Phần 1)
  • Nhật ký ở nhà tránh dịch của Cơm Cơm
  • Review sách – Để con bạn giỏi như Einstein

Đọc nhiều

Kết nối với Kể Chuyện trên mạng xã hội

Kể chuyện


Follow @ke_chuyen

© 2013 - 2019 Kể Chuyện | Powered by WordPress & Genesis | Log in

Facebook | Twitter | Feed RSS
//<![CDATA[ var sc_project=8888298; var sc_invisible=1; var sc_security="f2d42e23"; var scJsHost = (("https:" == document.location.protocol) ? "https://secure." : "http://www."); document.write(""); //]]>
blogger counter