Sáng nay, tại Media Mart mới mở, nằm trên khoảnh đất của rạp Dân Chủ cũ trên phố Khâm Thiên, người ta xếp hàng dài dằng dặc chờ mua đồ khuyến mại. Bà con nô nức tay xách nách mang những món đồ điện tậu được, không khí mua sắm hừng hực không kém gì ngày Black Friday ở Mỹ. Rạp Dân Chủ đã biến thành môt cửa hàng bán đồ điện. Rạp Đặng Dung từ lâu đã là quán bia hơi. Hồi đầu năm, … [Read more...] about Sự lên ngôi của chủ nghĩa tiêu dùng
Phân tích
Tên là Kể Chuyện mà có mục Không phải Chuyện thì cũng hơi kì cục, nhưng 8 tháng sau khi Kể Chuyện ra đời, tôi vẫn tiếp tục viết các bài thuộc thể loại khác, và cứ phải tìm chỗ để đăng cho phù hợp. Nghĩ đi nghĩ lại, thấy không cần phải như thế khi mình đã có hẳn một trang web riêng, lại còn phải trả tiền để đăng những bài viết của mình. Tất tần tật những gì tôi viết ra, thấy đáng để chia sẻ, mà không đạt tiêu chuẩn là “chuyện” thì sẽ được xếp ở mục này. “Phân tích” là những bài viết nêu ra ý kiến cá nhân, quan sát và phân tích của tôi, thường là về một hiện tượng xã hội. Cũng là bệnh nghề nghiệp, tôi nhìn đâu cũng thấy vấn đề đáng để phân tích. “Tản văn” là những bài viết không có tranh luận gì cụ thể, cũng không có câu chuyện nào cần kể, nhiều khi chỉ là những suy nghĩ cần được thoát ra để cho đầu được nghỉ ngơi.
Tất cả các bài viết trong chuyên mục này thuộc bản quyền của Kể Chuyện.
Freelancer, làm sao để tôi nổi bật?
Trong thời đại của Grab, Uber và Airbnb, việc những người cung cấp dịch vụ và những người cần dịch vụ tự kết nối với nhau thông qua một trung gian trên mạng ngày càng phổ biến. Nhưng làm thế nào để nổi bật giữa một rừng những người làm nghề tương tự và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, mà vẫn giữ được mức giá tương xứng với trình độ và khả năng của mình? 1. Hãy tạo ra một … [Read more...] about Freelancer, làm sao để tôi nổi bật?
Bố mẹ đã vô tình dạy tôi rằng ý kiến của tôi là vô nghĩa…
Cũng giống như vụ hai cô bảo mẫu hành hạ trẻ cách đây mấy năm, mỗi khi có sự việc xảy ra khiến dư luận phẫn nộ, mình lại nghĩ rằng, chỉ trích cá nhân là cần thiết, vì nó khiến người ta tranh cãi và định lại ranh giới cái đúng và cái sai, nhưng nếu chỉ dừng lại ở phê phán một vài cá nhân thì chưa đủ. Việc đó là sai, con người đó là bất bình thường, đáng ghê tởm, cần loại trừ ra … [Read more...] about Bố mẹ đã vô tình dạy tôi rằng ý kiến của tôi là vô nghĩa…
Sự bế tắc bao trùm
Chủ nhật vừa rồi là tuần thứ ba mình thực hiện ý tưởng gặp những người lạ, mỗi người trong một tiếng đồng hồ. Sau cuộc nói chuyện với người thứ 12, trên đường về nhà, tự nhiên một truyện ngắn đã đọc từ lâu trồi lên trong đầu. Truyện tên là gì thì không nhớ, chỉ biết đại loại kể về một người đàn ông trung niên mẫn cán, hàng chục năm làm một công việc bàn giấy trong bốn bức … [Read more...] about Sự bế tắc bao trùm
Đừng đi học nữa
Chương trình "Gặp gỡ cuối tuần" của mình đã diễn ra qua bốn thứ 7 chủ nhật, tổng cộng mình đã gặp tám người lạ, nói chuyện với mỗi người trong một tiếng đến tiếng rưỡi. Mình không biết những giờ phút nói văng bọt mép của mình có ích gì cho mọi người không, nhưng nói chuyện với mọi người khiến mình rút ra một số điều khá thú vị. 1. Tất nhiên những người có nhu cầu gặp mình … [Read more...] about Đừng đi học nữa
Cách đặt câu hỏi cho người lạ
Hàng ngày mình vẫn nhận được khá nhiều câu hỏi. Có một số câu mình xóa luôn, một số câu mình trả lời ở mức độ tối thiểu, và một số câu mình rất vui lòng trả lời tường tận. Có một số người hỏi mình nhiều lần, qua một thời gian dài, mình vẫn sẵn lòng trả lời họ, nhưng một số người khác đến khoảng lần thứ ba là mình đã không muốn tiếp chuyện nữa. Sự khác biệt nằm ở đâu? Mình tự … [Read more...] about Cách đặt câu hỏi cho người lạ
Điện thoại di động ảnh hưởng đến cả một thế hệ
Jean Twenge, giáo sư ngành Tâm lý học, đại học San Diego State University, thực hiện nghiên cứu từ các khảo sát hàng năm với số liệu thu thập trên 11 triệu thanh thiếu niên (link ở dưới). Bà kết luận rằng, việc dùng điện thoại thông minh đánh dấu sự khác biệt của thế hệ những người sinh từ năm 1995 với các thế hệ trước. Những người này lớn lên cùng với sự trỗi dậy của thiết bị … [Read more...] about Điện thoại di động ảnh hưởng đến cả một thế hệ
Cuộc chiến của đồng tiền xung quanh sữa bột và sữa mẹ
Tại một hội nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Geneva mùa xuân này, Mỹ đã đe dọa các nước nhỏ và nghèo với các biện pháp trừng phạt về kinh tế và dọa dừng hỗ trợ quân đội khi một nghị quyết khuyến khích việc cho con bú chuẩn bị được thông qua. Đoàn đại biểu Ecuador là nạn nhân đầu tiên, đại diện của nước này còn không dám cho báo chí dùng tên thật, vì sợ bị mất việc. Mỹ. … [Read more...] about Cuộc chiến của đồng tiền xung quanh sữa bột và sữa mẹ
Quyền riêng tư
Những ngày gần đây, có nhiều người viết trên Facebook rằng: “Mình không làm gì sai, không vi phạm luật pháp, thì không phải sợ”, hoặc “Mình không biểu tình, không chống phá nhà nước, thì mình an toàn”, hoặc “Mình làm tốt việc của mình, vậy là đủ”. Hoặc những phiên bản tương tự như thái độ dân làng trước những lời chửi của Chí Phèo: “Ai cũng nghĩ, chắc nó chừa mình ra”. Quyền … [Read more...] about Quyền riêng tư
Những ưu điểm của giáo dục Canada
Làm sinh viên ở Canada 6 năm, cộng với 2 năm làm việc với những cô cậu mới tốt nghiệp cấp 3 trong vai trò trợ giảng và hơn 1 năm dịch cho các buổi họp phụ huynh từ mẫu giáo đến cấp 2, mình có kha khá trải nghiệm trực tiếp và gián tiếp với nền giáo dục Canada, ở góc độ người học, góc độ người dạy, và góc độ người kết nối. Dù biết mọi sự so sánh đều là khập khiễng, nhưng mình vẫn … [Read more...] about Những ưu điểm của giáo dục Canada